Kiểm định sự hội tụ thu nhập giữa các tỉnh thành ở Việt Nam bằng hồi quy không gian

|

Kiểm định sự hội tụ thu nhập giữa các tỉnh thành ở Việt Nam bằng hồi quy không gian

Tính hiệu quả kinh tế (eco-efficiency), lần đầu được giới thiệu bởi Schaltegger và Sturm (1990), là một trong những chủ đề nghiên cứu rất được quan tâm trong lĩnh vực kinh tế phát triển và ngày càng được mở rộng. Theo Kuosmanen (2005), một địa ph??ơng sẽ đạt được tính hiệu quả kinh tế nếu địa ph??ơng đó sản xuất ra một mức sản lượng cho trước nhưng sử dụng các nguồn lực đầu vào thấp nhất, đôi khi còn có thể xem xét đến tác hại của việc gia tăng sản xuất đối với môi trường. Tính hiệu quả kinh tế có thể được xem xét ở cấp độ nền kinh tế quốc gia hoặc cấp độ tỉnh thành hoặc ở cấp độ ngành kinh tế. Rất nhiều các nghiên cứu đều tính toán tính hiệu quả kinh tế của đối tượng nghiên cứu bằng ph??ơng pháp DEA (Data Envelopement Analysis). Ngoài ph??ơng pháp DEA, để tính toán tính hiệu quả kinh tế, kỹ thuật đường biên hiệu quả được giới thiệu bởi Aigner và cộng sự (1977), được bổ sung và mở rộng trong nghiên cứu của Kumbhakar và Lovell (2000) cũng là một ph??ơng pháp được sử dụng phổ biến.

Mô hình hồi quy được sử dụng để tính toán tính hiệu quả kinh tế trong nghiên cứu của Kumbhakar và Lovell (2000) như sau:



Trong đó ci  là tổng chi phí, pij là giá của các yếu tố đầu vào, qlà mức sản lượng xác ??ịnh bởi hàm sản xuất

 
Với hàm sản xuất này, z là các yếu tố đầu vào của hàm sản xuất ζ thể hiện t&iacute;nh hiệu quả của nền kinh tế thứ trong mẫu dữ liệu. Khi ζ < 1, nền kinh tế không đạt được t&iacute;nh hiệu quả kinh tế tốt nhất vì không sử dụng
các nguồn lực đầu vào zi  một cách tốt nhất để đạt được mức sản lượng tiềm năng  f(zi,β). Giá trị lớn nhất có thể đạt được của điểm hiệu quả ζ là bằng 1 và khi đó, nền kinh tế đạt mức hiệu quả kinh tế tối ưu.
 
Với mục tiêu kiểm ??ịnh sự hội tụ trong hiệu quả kinh tế các địa ph??ơng ở Việt Nam, bài viết này hướng đến việc áp dụng kỹ thuật đường biên sản xuất chung để xác ??ịnh hiệu quả kinh tế của các tỉnh thành trong giai đoạn 2010 - 2017.

Tóm tắt mô hình lý thuyết về sự hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện về t&iacute;nh hiệu quả kinh tế của địa phương 

 
Trong kinh tế học phát triển, giả thuyết hội tụ trong kinh tế được khởi xướng đầu tiên bởi Barro và Sala- i-Martin (1992) với ý tưởng về sự hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện trong thu nhập. Các nghiên cứu này đề cập đến một quá trình trong đó các khu vực nghèo phát triển nhanh hơn các khu vực giàu có và do đó sẽ có kỳ vọng bắt kịp các khu vực giàu có ở một trạng thái ổn ??ịnh (steady state). Với ý tưởng này Sala-i-Martin (1996) đề xuất ph??ơng trình có dạng: 


Trong đó: 

Yit  là quy mô kinh tế của quốc gia thứ tại thời điểm t;


cho biết mức độ tăng quy mô kinh tế của địa phương tại thời điểm t.
 
Nếu βtrong ph??ơng trình hồi quy (1) mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê thì ph??ơng trình (1) thể hiện được hội tụ beta tuyệt đối giữa các địa phương.

Nếu ph??ơng trình (1) được mở rộng bằng cách bổ sung các biến kiểm soát như các yếu tố vốn, lao động và đặc điểm của địa ph??ơng thì ph??ơng trình mở rộng này được dùng để kiểm ??ịnh sự hội tụ có điều kiện. Mô hình mở rộng khi đó có dạng:
 
 

Trong đó:   là các biến kiểm soát có mặt trong mô hình. Hệ số β trong ph??ơng trình (2), nếu mang dấu âm và có ý nhĩa thống kê, cho biết có sự tồn tại của hội tụ t??ơng đối.
 
Để kiểm soát sự t??ơng quan không gian giữa các địa ph??ơng khi xử lý dữ liệu, ba dạng mô hình hồi quy không gian thường được sử dụng để xác ??ịnh tác động của sự t??ơng quan không gian là mô hình sai số không gian (SEM - Spatial Error Model); mô hình tự hồi quy không gian (SAR - Spatial Autoregression Model) và mô hình Durbin không gian (SDM -Spatial Durbin Model ).
 
Dạng ma trận của mô hình sai số không gian SEM là


 
Trong đó: Y là biến phụ thuộc, X chứa các biến độc lập, U là véctơ sai số hồi quy bị t??ơng quan về mặt không gian, λ là hệ số tự t??ơng quan không gian, W là ma trận trọng số không gian và ε ~ N(0, σ2I).
Mô hình tự hồi quy không gian SAR kiểm soát biến trễ không gian của biến phụ thuộc với ph??ơng trình có dạng
 

Trong đó: ρ là hệ số tự hồi quy không gian.

Mô hình Durbin không gian có sự khác biệt với hai mô hình trên ở chỗ, nó cho phép xét đến sự t??ơng quan không gian của cả các biến giải thích bên cạnh sự t??ơng quan không gian của biến phụ thuộc.



Việc áp dụng kỹ thuật hồi quy không gian để kiểm ??ịnh sự hội tụ tuyệt đối và t??ơng đối t&iacute;nh hiệu quả kinh tế của các tỉnh thành được mô tả cụ thể trong phần tiếp theo của bài nghiên cứu.

Dữ liệu và ph??ơng pháp nghiên cứu

Dữ liệu

Bài viết sử dụng số liệu được thu thập từ niên giám thống kê của 63 tỉnh thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017. Đại lượng tổng sản phẩm địa ph??ơng (Gross Regional Domestic Product - GRDP) được sử dụng đại diện cho quy mô kinh tế của các tỉnh thành, yếu tố vốn được đo lường bằng tổng vốn đầu tư phát triển, yếu tố quy mô lao động được đại diện bằng số người trong độ tuổi lao động của các tỉnh thành. Độ mở th??ơng mại được đo bằng tỷ lệ giữa tổng xuất nhập khẩu của địa ph??ơng và quy mô GRDP. Tất cả các số liệu này sử dụng theo giá thực tế, được trích xuất và t&iacute;nh to&aacute;n dựa trên số liệu công bố ch&iacute;nh thức trên niên giám thống kê của các tỉnh, thành.

Ph??ơng pháp nghiên cứu

Dựa trên ph??ơng trình (1) cho đến ph??ơng trình (6), sự hội tụ tuyệt đối của t&iacute;nh hiệu quả của tỉnh thành với dữ liệu bảng được kiểm ??ịnh bằng ph??ơng trình




Trong đó: efficiencyit đo lường t&iacute;nh hiệu quả kinh tế đã t&iacute;nh ở bước trên. Trong ph??ơng trình này βcho biết hệ số hội tụ.

Khi mô hình kiểm soát thêm các biến độc lập quan trọng, hiệu ứng hội tụ trở thành hội tụ có điều kiện, với ph??ơng trình như sau:


   
T&iacute;nh hội tụ cũng được kết luận là tồn tại nếu hệ số hồi quy β1  trong các ph??ơng trình trên mang dấu âm 
và có ý nghĩa thống kê.
 
Ph??ơng trình (6 ) và ( 7) được ước lượng theo mô hình hồi quy không gian như trong ph??ơng trình (3), (4) và (5) nhằm kiểm soát sự t??ơng quan chéo giữa các tỉnh thành trong mẫu dữ liệu. Ma trận trọng số được sử dụng trong bài viết này là ma trận trọng số liền kề với quy ước, các địa ph??ơng có đường biên tiếp giáp nhau sẽ có trọng s?? nh??n giá trị 1 và các địa ph??ơng không tiếp giáp nhau có trọng s?? nh??n giá trị 0.
Kết quả
Đề tài áp dụng ph??ơng pháp đường biên chung để t&iacute;nh to&aacute;n điểm hiệu quả kinh tế của các địa phương. Các t&iacute;nh to&aacute;n được thực hiện theo dạng ph??ơng trình (1) và (2) trên phần mềm Stata. Bảng 1 thể hiện thống kê mô tả giá trị trung điểm đ&aacute;nh giá hiệu quả kinh tế này theo vùng miền. Theo Bảng 1, Tây Nguyên là vùng kinh tế có điểm đ&aacute;nh giá t&iacute;nh hiệu quả kỹ thuật trung bình giai đoạn 2010 - 2017 cao nhất với 0,91 điểm, trong khi đó vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có mức hiệu quả kinh tế thấp nhất, nhưng bù lại mức tăng trưởng hiệu quả kinh tế trung bình cao nhất. Xét trên toàn bộ mẫu dữ liệu của các tỉnh thành, điểm hiệu quả trung bình là 0,869 cho thấy, nhìn chung các địa ph??ơng đều chưa đạt t&iacute;nh hiệu quả tối đa (giá trị 1) nhưng mức hiệu quả trung bình t??ơng đối cao. Tốc độ tăng trưởng hiệu quả trung bình hàng năm của các vùng kinh tế khoảng 3,9%, mang dấu d??ơng cho thấy sự tăng dần t&iacute;nh hiệu quả kinh tế của các địa phương; trong đó vùng Đông Nam Bộ có mức tăng trưởng t&iacute;nh hiệu quả kinh tế thấp nhất. Ngược lại, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức tăng trưởng t&iacute;n hiệu quả kinh tế cao nhất.

Có thể nhận thấy rằng, địa ph??ơng với nền kinh tế quy mô nhỏ, t&iacute;nh hiệu quả kinh tế thấp có mức tăng trưởng hiệu quả cao; trong khi nền kinh tế có quy mô lớn, t&iacute;nh hiệu quả kinh tế cao sẽ có mức tăng trưởng t&iacute;nh hiệu quả thấp là những thống kê mô tả ban đầu cho thấy vai trò của lý thuyết hội tụ trong t&iacute;nh hiệu quả kinh tế của các tỉnh thành. Kết quả kiểm ??ịnh t&iacute;nh hội tụ này được thể hiện ở Bảng 2 và bảng 3 của nghiên cứu.

 
Bảng 1: Bảng thống kê mô tả t&iacute;nh hiệu quả của các vùng kinh tế giai đoạn 2010-2017
 


Bảng 2: Kiểm ??ịnh sự hội tụ tuyệt đối t&iacute;nh hiệu quả kinh tế hồi quy không gian
với ma trận trọng số liền kề

 

Bài viết tiến hành kiểm ??ịnh sự hội tụ của t&iacute;nh hiệu quả kinh tế các tỉnh thành trong cả hai trường hợp không dùng và có dùng hồi quy không gian. Lý thuyết hội tụ được kiểm ??ịnh ở cả hai khía cạnh hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện. Bảng 2 thể hiện kết quả hội tụ tuyệt đối kiểm ??ịnh trong trường hợp sử dụng ma trận trọng số liền kề. Với hồi quy không gian trên dữ liệu bảng, các mô hình sai số không gian (SEM), mô hình tự hồi quy không gian (SAR) và mô hình Durbin không gian (SDM) được thực hiện cho cả trường hợp tác động cố ??ịnh (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM). Sự kết hợp này dẫn đến 06 mô hình SEM-FEM, SEM-REM, SAR-FEM, SAR_REM, SDM_REM, SDM-REM lần lượt thể hiện từ cột (1) đến cột (6) của Bảng 2. Hệ số hồi quy của biến trễ efficiencyi,t-1 của điểm hiệu quả kinh tế của các địa ph??ơng mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê mạnh, và đây cũng một lần nữa khẳng ??ịnh về sự hội tụ tuyệt đối trong t&iacute;nh hiệu quả kinh tế.
 
Nếu Bảng 2 thể hiện kết quả kiểm ??ịnh sự hội tụ tuyệt đối t&iacute;nh hiệu quả kinh tế thì Bảng 3 thể hiện kết quả kiểm ??ịnh sự hội tụ có điều kiện bằng hồi quy không gian với ma trận trọng số khoảng cách. Trong 6 mô hình, hệ số hồi quy biến efficiencyi,t-1 cũng mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê trong tất cả các trường hợp. Đây là bằng chứng thống kê mạnh ủng hộ cho sự hội tụ có điều kiện trong t&iacute;nh hiệu quả kinh tế giữa các địa phương.
 
Bảng 3: Kiểm ??ịnh sự hội tụ có điều kiện t&iacute;nh hiệu quả kinh tế - hồi quy không gian
với ma trận 
trọng số khoảng cách
 

Như vậy, với mục tiêu cần kiểm ??ịnh sự hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện về t&iacute;nh hiệu quả kinh tế giữa các tỉnh thành, trong cả hai trường hợp hồi quy dữ liệu bảng thông thường và hồi quy không gian, tất cả các trường hợp đều cho thấy bằng chứng thống kê mạnh mẽ ủng hộ cho sự hội tụ này.
Kết luận và gợi ý ch&iacute;nh sách
Bài viết sử dụng số liệu về GRDP, quy mô vốn, lực lượng lao động và độ mở th??ơng mại để t&iacute;nh to&aacute;n t&iacute;nh hiệu quả kinh tế của địa ph??ơng bằng ph??ơng pháp đường biên hiệu quả, từ đó kiểm ??ịnh t&iacute;nh hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện trong t&iacute;nh hiệu quả kinh tế của các địa phương. Kết quả kiểm ??ịnh bằng tất cả các ph??ơng pháp đều cho thấy có bằng chứng thống kê mạnh về sự tồn tại của hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện của t&iacute;nh hiệu quả kinh tế của địa phương. Các địa ph??ơng đã đạt được mức hiệu quả kinh tế cao thường có tốc độ tăng trưởng t&iacute;nh hiệu quả chậm lại, trong khi các địa ph??ơng có mức hiệu quả kinh tế thấp sẽ tăng trưởng t&iacute;nh hiệu quả nhanh hơn.

Kết quả này góp phần giúp các nhà làm ch&iacute;nh sách trả lời câu hỏi rằng vì sao những tỉnh thành với quy mô kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… khi tiếp tục gia tăng đầu tư vốn vào kinh tế thường không đạt được mức tăng trưởng như các tỉnh thành có quy mô kinh tế nhỏ hoặc như giai đoạn đầu phát triển của địa phương. Điều này hàm ý rằng, khi địa ph??ơng đã đạt mức hiệu quả kinh tế cao, cần chú trọng hơn vào việc gia tăng chất lượng sử dụng nguồn vốn hơn là mở rộng quy mô đầu tư vốn, và điều này cũng đ&uacute;ng với lực lượng lao động của địa phương. Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động cần được chú trọng chứ không phải chỉ gia tăng quy mô sử dụng lao động./.

 
Hà Văn Sơn - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Nguyễn Văn Thắng - Nguyễn Thanh Bình - Cục Thống kê TP.HCM
 
 
 
Tài liệu tham khảo
[1]. Aigner, D. J., C. A. K. Lovell, and P. Schmidt. (1977). Formulation and estimation of stochastic frontier production function models. Journal of Econometrics 6: 21-37
[2]. Barro, R.J. and Sala-I-Martin, X. (1991), Convergence, Journal Political Economic, 100, 223-251.
[3]. Kuosmanen, T., Kortelainen, M., (2005). Measuring eco-efficiency of production with data envelopment analy- sis. J. Ind. Ecol. 9, 59-72.
[4]. Kumbhakar, S. C., and C. A. K. Lovell. 2000. Stochastic Frontier Analysis. Cambridge: Cambridge University Press.
[5]. Sala-I-Martin, X. (1996), Regional cohesion: Evidence and theories of regional growth and convergence, Euro- pean Economic Review, 40, 1325-1352.
[6]. Schaltegger, S., Sturm, A. (1990). Ökologische rationalität. Die Unternehmung 44(4), 273-290.
 
APP giải trí Hula