Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

|

Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Dự án 7 về Chăm sóc sức khỏe Nhâ;n dâ;n, nâ;ng cao thể trạng, tầm vóc người dâ;n tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dâ;n tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu cải thiện sức khoẻ của người DTTS về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ; Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS&MN.
 

Đối tượng dự án hướng tới là người dâ;n tại vùng đồng bào DTTS&MN, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi; Trung tâ;m y tế huyện; Cán bộ y tế, dâ;n số; nhâ;n viên Trung tâ;m y tế huyện; nhâ;n viên trạm y tế xã, viên chức dâ;n số xã; nhâ;n viên y tế thôn bản, cộng tác viên dâ;n số; cô đỡ thôn bản.

Chương trình dự án tập trung vào các nội dung chính như: Xâ;y dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào DTTS&MN, trong đó bao gồm: Đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâ;m y tế huyện; Đào tạo nhâ;n lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn; Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã; Đào tạo y học gia đình cho nhâ;n viên trạm y tế xã; Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản; Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm.

Nâ;ng cao chất lượng dâ;n số vùng đồng bào DTTS&MN bao gồm: Phổ c???p d???ch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào DTTS&MN; Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâ;ng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dâ;n số nhanh; Ổn định và phát triển dâ;n số của đồng bào DTTS tại vùng đồng bào DTTS&MN, khu vực biên giới; Nâ;ng cao năng lực quản lý dâ;n số; Phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào DTTS&MN.

Chăm sóc sức khỏe (CSSK), dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâ;ng cao tầm vóc, thể lực người DTTS bao gồm: Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nh??? l??ng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâ;ng cao tầm vóc, thể lực người DTTS; CSSK, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em; Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về CSSK, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em.

Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Dự án 7 là 2.093,181 tỷ đồng, trong đó: Ngâ;n sách Trung ương là 1.496,692 tỷ đồng (gồm: Vốn đầu tư là 455,433 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 1.041,259 tỷ đồng). Ngâ;n sách địa phương là 596,489 tỷ đồng.

Thực hiện dự án sẽ do Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dâ;n tộc, các Bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện. UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dự án theo định kỳ, đột xuất.

Để triển khai thực hiện dự án 7, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch hành động phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào DTTS&MN. Từ năm 2022 trở lại đâ;y, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã và đang có phần khởi sắc. Nguồn kinh phí dự án 7 được các cơ quan và địa phương triển khai nhiều hoạt động thiết thực, như: Tổ chức hội thảo, tập huấn nâ;ng cao năng lực cho cán bộ y tế/ người cung cấp dịch vụ về CSSK và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về CSSK, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em hỗ trợ cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ; triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời; củng cố và hoàn thiện mạng lưới chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở thôn/bản vùng miền núi, đồng bào DTTS v.v… Nghệ An đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi xuống dưới 28%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng Vitamin A huyết thanh thấp xuống dưới 13%; giảm tỷ lệ thiếu Kẽm trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai lần lượt xuống dưới 60% và 70%; trên 80% phụ nữ có thai vùng đồng bào DTTS&MN được cung cấp miễn phí viên đa vi chất từ khi phát hiện mang thai đến 1 tháng sau sinh; tăng tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đạt 50%; tăng tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm lên 90%; tỷ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm mức độ nặng và vừa giảm xuống dưới 25%; tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh hoặc gia vị mặn có i-ốt hàng ngày duy trì ở mức trên 90%; trên 65% phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thai kỳ; trên 85% phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế; trên 80% phụ nữ đẻ được người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ; 90% phụ nữ có thai được cung cấp kiến thức, kỹ năng về lợi ích của việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong 1.000 ngày đầu đời; đảm bảo 90% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện, xã và y tế thôn bản được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em; bảo đảm 100% số huyện, thị xã thực hiện giám sát dinh dưỡng theo quy định...

Tại tỉnh Cà Mau, với tinh thần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình để đồng bào DTTS sớm thụ hưởng, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư; Đồng thời, xuất phát từ điều kiện môi trường sống như: Thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, luôn tiềm ẩn nhiều tác nhâ;n gâ;y ảnh hưởng đến sức khỏe của người dâ;n, nên ngay từ khi lập kế hoạch, xâ;y dựng Chương trình, tỉnh Cà Mau chú ý đến chính sách hỗ trợ CSSK Nhâ;n dâ;n với việc tập trung nâ;ng cao kiến thức về CSSK, cải thiện tầm vóc cho người DTTS.

Trong năm 2023, thực hiện dự án 7 tỉnh Cà Mau đã thực hiện giải ngâ;n số tiền là 624 triệu đồng cho các huyện U Minh, Đầm Dơi, TP.Cà Mau và Sở Y tế để thực hiện một số nội dung của Dự án.

Bên cạnh đó, thực hiện phổ biến kiến thức và thực hành trong CSSK, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em; hỗ trợ tăng cường việc khám thai định kỳ và hỗ trợ y tế cho phụ nữ trước, trong và sau khi sinh con, hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời và trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào DTTS&MN, triển khai lớp tập huấn cho các đại biểu đến từ 4 khóm của phường 2 thuộc vùng đồng bào DTTS. Thông qua lớp tập huấn đã cung cấp những nội dung, kiến thức lợi ích trong khám thai định kỳ, dinh dưỡng hợp lý đối với phụ nữ mang thai và việc nuôi con bằng sữa mẹ; hướng dẫn cho trẻ em ăn bổ sung đúng cách dinh dưỡng cho hợp lý, cùng với việc theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ em thường xuyên.

Ban Dâ;n tộc tỉnh Cà Mau cho biết, những năm qua, từ chương trình, dự án chính sách dâ;n tộc, công tác khám chữa bệnh, CSSK cho đồng bào vùng DTTS tiếp tục được quan tâ;m thực hiện tốt. Hoạt động y tế của tỉnh nói chung, vùng đồng bào DTTS nói riêng không ngừng được tăng cường, củng cố và phát triển, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh của Nhâ;n dâ;n. Cơ sở vật chất ngành y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở được đầu tư, mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh được nâ;ng lên. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh dịch; vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường vùng DTTS được tăng cường. Đến nay, tỷ lệ dâ;n số tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc đạt 96,7%. Số giường bệnh/vạn dâ;n đến cuối năm 2022 đạt 30,6 giường. Thực hiện dự án 7, tỉnh Cà Mau kỳ vọng sẽ cải thiện được được tỷ lệ suy dưỡng và hướng đến nâ;ng cao tầm vóc của đồng bào DTTS trên địa bàn./.

Minh Thư


Website giải trí Dragon Legend